Chương trình đào tạo hoạt động theo:
- Theo Thông Số: 10/2017/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 4 năm 2017. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Qui định về tổ chức và quản lý đào tạo đại học từ xa của đơn vị đào tạo
Người học được học tiếp các chương trình đào tạo bậc Thạc sĩ tại Việt Nam (tham khảo Quyết định 45/2008/QĐ-BGDĐT về Đào tạo trình độ Thạc sĩ, điều 11).
Thông tư 05/2012/TT-BNV ngày 24/10/2012 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, tại Khoản 3 Điều 1 có nêu: “… Khi quy định và thông báo các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức, cơ quan quản lý công chức không phân biệt loại hình đào tạo và văn bằng, chứng chỉ…”).
Sinh viên đã có bằng Luật (chính Quy hoặc Từ xa) sẽ được học tiếp bằng Luật sư tại Học viện Tư pháp (thời gian học 6 tháng kiến thức và 18 tháng thực tập) sau khi đạt kết quả thực tập sẽ được hành nghề Luật sư.
Hình thức học tập E-learning cho phép người học học tập ở mọi nơi và vào mọi thời điểm. Ngoài những buổi học tập trung và thi kết thúc học phần tập trung, người học không cần phải đến trường hàng ngày như các loại hình đào tạo khác. Điều này cho phép người học chủ động về thời gian và địa điểm học tập. Ví dụ: Người học vẫn có thể học bài và nộp bài tập ngay cả khi đang đi công tác ở nước ngoài, hoặc vào thời gian học online trực tiếp bạn không thể tham gia, người học vẫn có thể nghe lại bài giảng; do đó việc theo học E-learning giúp người học tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.
Khi nhập học, sinh viên được hướng dẫn đầy đủ phương pháp học tập trực tuyến, được tư vấn sử dụng các trang thiết bị phục vụ học tập phù hợp. Đầu khoá học, sinh viên được học môn Nhập môn Internet và E-learning. Với môn học này người học sẽ có đủ kỹ năng để học tập trên môi trường E-learning. Đồng thời trong quá trình học tập, người học thường xuyên nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật để có thể tham gia đầy đủ khoá học.
Học liệu cho đào tạo e-learning bao gồm hệ thống học liệu điện tử theo chuẩn qui định được cung cấp miễn phí cho sinh viên, về cơ bản gồm:
- Giáo trình in ấn
- Bài giảng dạng văn bản
- Bài giảng đa phương tiện (âm thanh, video, slide)
- Audio cho các bài giảng trên lớp học trực tuyến
- Tài liệu hướng dẫn học tập môn học
- Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
- Bài tập tình huống, chủ đề thảo luận liên quan đến môn học
- Bài tập nhóm/Bài tập kỹ năng.
Học liệu cho môn học được xây dựng căn cứ vào đề cương chi tiết môn học trong chương trình đào tạo, dựa trên giáo trình của Trường, được nghiệm thu về nội dung và kỹ thuật theo qui định của Nhà trường.
Môi trường học tập trực tuyến tối thiểu phải có thành phần sau:
- Lớp học trực tuyến có các nội dung học tập
- Diễn đàn trên mạng để trao đổi với giảng viên, cố vấn học tập/chủ nhiệm lớp
- Trang thông tin cá nhân
- Các hình thức hỗ trợ kỹ thuật qua helpdesk, điện thoại, thư điện tử (email), tin nhắn
- Trang web thông tin.
Trước từng môn học, người học được cung cấp đầy đủ tài liệu như: Kế hoạch học tập môn học (thông tin đầy đủ, rõ ràng đến cho người học về giảng viên, cố vấn học tập, giáo vụ, yêu cầu học tập môn học, cách kiểm tra đánh giá, tính điểm, các lưu ý cho người học để học tập tốt…), nhiệm vụ học tập (gồm các nội dung học tập, các bài tập cần hoàn thành của từng tuần học); Học liệu (giáo trình điện tử, bài giảng video, bài giảng trình chiếu, video bài giảng trực tuyến, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm để luyện tập)… Học liệu được biên soạn dành cho đối tượng tự học, sự đầy đủ và hoàn thiện về tài liệu học tập là điểm khác biệt lớn của hình thức học này.
Học từ xa lấy tự học là chủ yếu (Thông tư 10/2017/TT của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Khác với giáo trình thông thường dùng cho hệ chính quy, giáo trình E-learning được biên soạn theo hướng học liệu tự học. Đầu mỗi bài đều có nêu rõ mục tiêu và hướng dẫn học tập, các nội dung học tập được trình bày rõ ràng dễ hiểu phù hợp với đối tượng tự học, cuối bài luôn có câu hỏi trắc nghiệm để giúp sinh viên tự đánh giá trình độ.
Người học sẽ được hỗ trợ sắp xếp khối lượng học tập phù hợp nhằm đảm bảo điều kiện tiên quyết theo căn cứ Chương trình đào tạo quy định. Ngoài ra, sinh viên có thể đăng ký KHHT tùy theo khả năng học tập của mình và được Trung tâm xác nhận. Tuy nhiên, việc xét tốt nghiệp vẫn phải căn cứ vào thời gian học tập tối thiểu theo quy định đào tạo.
- Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân hoặc Kỹ sư.
- Sinh viên tốt nghiệp được học tiếp các chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ.
Sinh viên đang học Đại học của các trường đại học được tham gia học. Khi nộp hồ sơ đầu vào, người học cần nộp bằng THPT và Giấy xác nhận sinh viên của trường hiện đang theo học kèm đơn xin đăng ký xét tuyển. Để được xét miễn môn, sinh viên cần nộp xác nhận bảng điểm các môn học/học phần đã học.
Thời gian tốt nghiệp của sinh viên là 1,5 năm tính từ ngày sinh viên tốt nghiệp văn bằng thứ nhất. Trong trường hợp không nộp bằng Đại học cho nhà trường, sinh viên sẽ phải học thêm một số môn học bổ sung và đảm bảo thời gian học theo qui định đối với đối tượng tốt nghiệp THPT.
Hiện nay sinh viên hệ từ xa chưa thuộc phạm vi áp dụng chính sách ưu đãi cho người có công với cách mạng và con cháu của họ.
Căn cứ là Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tham khảo trích dẫn và file bản gốc đi kèm.
Trích dẫn tại Mục I, Đối tượng và Phạm vi áp dụng: Người có công với cách mạng và con của họ quy định tại điểm a, b khoản 1 Mục I (sau đây gọi chung là học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi) theo học hệ chính qui tập trung có khóa học từ 1 năm trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo); học liên tục lên trình độ đào tạo cao hơn gồm: trung cấp lên cao đẳng; cao đẳng lên đại học.
- Cố vấn học tập/Chủ nhiệm lớp có nhiệm vụ: Tư vấn và hướng dẫn sinh viên trong quá trình học tập: Phổ biến các quy định, quy chế về đào tạo, các quy định của nhà trường liên quan đến quyền và nghĩa vụ của sinh viên; Tư vấn, hướng dẫn sinh viên về phương pháp học tập trực tuyến; Hướng dẫn sinh viên tìm hiểu chương trình đào tạo toàn khóa và đăng ký kế hoạch học tập; Cử Ban cán sự lớp, chia nhóm, cuối mỗi kỳ học tổ chức sinh hoạt lớp, họp cán bộ lớp; hỗ trợ cho sinh viên tham gia các hoạt động của Trung tâm và Nhà trường; Đề xuất hình thức khen thưởng, kỷ luật sinh viên.
- Giáo vụ: Quản lý quá trình học tập của sinh viên; Quản lý hồ sơ, thông tin sinh viên; Quản lý kế hoạch học tập của sinh viên; Xác nhận sổ đầu bài, xác nhận giảng dạy; Quản lý kết quả học tập của sinh viên (chuyên cần, giữa kỳ, thi); Theo dõi học phí từng kỳ; Chuẩn bị tổ chức thi hết môn, học lại.
- Cán bộ hỗ trợ kỹ thuật có nhiệm vụ tư vấn hỗ trợ sinh viên về mặt kỹ thuật để đảm bảo việc sử dụng hệ thống công nghệ phục vụ học tập: Cách đăng nhập sử dụng hệ thống công nghệ E-learning (hướng dẫn trực tiếp trên lớp); Chuẩn bị phương tiện học tập (máy vi tính, đường truyền, thiết bị…); Thường trực hỗ trợ giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quá trình sinh viên học tập.
Trên đây là những câu hỏi thường gặp của chương trình đại học từ xa để giúp học viên hiểu rõ hơn về chương trình. Những câu hỏi thắc mắc khác học viên có thể để lại ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ hotline 0703 820 820 để được giải đáp.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN
Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.
Mình muốn được tư vấn
Chào em, em vui lòng để lại SĐT để cán bộ phụ trách liên hệ lấy thông tin và tư vấn cụ thể cho em nhé.